Main Information
- Project Name: Raincoat House
- Office Name: S.LA architecture
- Firm Location: Ha Noi, Vietnam
- Completion Year: 2018
- Gross Built Area (m2/ ft2): 40m2
- Project Location: Ha Noi, Vietnam
- Lead Architect: Nguyễn Xuân Khương
- Design team: Nguyễn Sơn Tùng, Nguyễn Đức Huy, Phạm Văn Đạt
- Photographer: Triệu Chiến
- Project Description
|VN|
Biến một phần nhà bỏ hoang thành ngôi nhà 2 tầng với nhiều khoảng xanh. Ngôi nhà nằm trong một con hẻm sâu tại Hà Nội, là minh chứng cho tốc độ đô thị hoá và gia tăng dân số nhanh của khu cực. Căn nhà của người chủ cũ trên mảnh đất 80m2 được tách làm hai nửa, một phần đã được cải tạo thành nơi ở cho một gia đình trẻ. Phần còn lại đang bị bỏ hoang khi chúng tôi tiếp cận dự án.
Chủ sở hữu mới – một người độc thân muốn cải tạo nó thành một ngôi nhà kính, nhỏ nhưng sáng sủa, thoáng mát và phù hợp với túi tiền. Nhà nằm trong ngõ sâu nên có thể phát sinh chi phí vận chuyển phế thải phá dỡ. Hơn nữa, việc phá dỡ có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của phần ngôi nhà đã được cải tạo bên cạnh. Do đó, chủ sở hữu cùng với kiến trúc sư đã quyết định cải tạo thay vì phá bỏ nó để xây dựng một cái mới.
Tầng trệt được phân chia thành một phòng ngủ, khu vệ sinh và phòng bếp. Lối tiếp cận từ hẻm vào không gian bên trong qua hành lang như một khoảng đệm, khác biệt lớn so với các ngôi nhà ống xung quanh. Lầu 1 bao gồm phòng làm việc, khu giặt và một khoảng sân áp mái nhiều cây xanh. Cầu thang sắt lỗ được tạo ra để kết nối Tầng trệt và Lầu 1, nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng lọt xuống khu bếp vào ban ngày.
Một nửa mái chéo được làm từ tấm lợp trong suốt để lấy ánh sáng cho các khoảng xanh và tạo cảm giác không gian được mở rộng. Mái nhà và các mặt bao che trước sau được ví như một chiếc áo mưa, trùm lên khối nhà cũ, bảo vệ phần tường, sàn khỏi xuống cấp do thời tiết. Do phần hiện trạng đã được xây dựng khá lâu và xuống cấp, “áo” bao che được thiết kế với trọng lượng nhẹ nhất, bao gồm sắt, tấm lợp và gỗ – các vật liệu phổ biến ở địa phương.
Tổng mức đầu tư đã được giảm bớt do kết cấu vì mái kéo và nội thất được làm từ gỗ xoan tại vườn quê. Ông bà của chủ nhà đã trồng các cây xoan từ nhiều năm và không ngờ chúng trở thành món quà cho ngôi nhà của cháu nội.
Chúng tôi tập trung khai thác không gian và ánh sáng, phần vật tư hoàn thiện không quá trau chuốt. Sau khi hoàn thiện, ngôi nhà mang lại cảm giác ngạc nhiên, thích thú từ chính chủ nhà và cả những người hàng xóm..
|EN|
Turn a part of a neglected house into a two-storey house with lots of green spaces. The house is located in a deep alley of Hanoi, as the witness of rapid urbanization and population growth. The house on the 80 square-meter lot was split into two halves, one part of which was converted into a home for a young family. The rest was being abandoned when we approached the project.
The new owner – a bachelor wanted to renovate it into a small but bright, airy, and greenhouse within a suitable budget. The house is located in a deep alley, so costs can be incurred due to the transportation of demolition waste. Furthermore, demolition may affect the sustainability of the previously renovated part of the house. Therefore, the owner along with the architect decided to renovate instead of demolishing it to build a new one.
The first floor is divided into a bedroom, a bathroom, and a kitchen. The corridor entrance from the alley to the inner space is like a buffer space which makes the house outstandingly different from surrounding tube ones. The second floor consists of a working room, a laundry area, and a rooftop yard with many trees. By using perforated metal stairs to connect the first floor and the second one, natural light can overflow inside the kitchen during the daytime.
Half of the diagonal roof was made of clear corrugated polycarbonate in order to increase light for the green spaces and also make the place look bigger. The roof along with the front and back sides can be described as a raincoat covering the existing house, protecting the walls and slabs from deterioration due to the impact of weather. Since the existing part had been built for a long time and more or less showed signs of degradation, the ‘raincoat’ was designed as light as possible with steel tube, roofing panels, and wood – popular local materials.
The total expense was considerably reduced because the roof structure and some furniture were made of chinaberry wood taken from the garden of the owner’s grandparents. Those trees had been grown for many years and who knew they would become a special gift to decorate the grandson’s stunning house
As described, we focused on exploiting space and light, the finishing materials are not kind of elaborate though. After completion, the house brought the feeling of surprise and delight to not only the owner but also his neighbors.